Người cao tuổi tô màu tại Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi tích hợp Huayang, Thượng Hải ngày 20/8/2021.
Sự cô đơn đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến 260 triệu người cao tuổi của Trung Quốc. Giờ đây, để giúp họ xây dựng các mối quan hệ mới, nhiều tổ chức đã lập lên những “ngày vui chơi”.
Bên trong một Trung tâm cộng đồng ở thành phố Thượng Hải, 8 người về hưu đang ngồi quanh một chiếc bàn, mỗi người nắm chặt một đoạn ống thoát nước bằng nhựa.
“Mọi người hãy chuyền bóng qua ống thoát nước cho nhau”, một nhân viên xã hội hướng dẫn nhóm. “Bất cứ ai không bắt và chuyền được bóng sẽ bị phạt”, cô ấy nói với một nụ cười.
Đó là giờ chơi tại Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi tích hợp Huayang, Thượng Hải và trò chơi chuyền bóng là một trong nhiều hoạt động mà các nhân viên đã tổ chức cho những người cao tuổi trong khu phố. Căn phòng trông giống như đang tổ chức tiệc sinh nhật của một đứa trẻ: Có thiết bị vẽ tranh cát, bộ ném nhẫn và chồng thẻ trò chơi.
Tuy nhiên, những trò chơi vui vẻ này lại có một mục tiêu nghiêm túc: Giúp tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất cho các hội viên cao tuổi.
Shi Junjie, giám đốc chi nhánh quận Trường Ninh cho biết: “Họ thấy cô đơn khi ở nhà một mình. Vì vậy, khi được tương tác với nhân viên và những người cao tuổi khác, họ rất vui”.
Huayang là một trong nhiều tổ chức của Trung Quốc đang sử dụng cách làm mới để giải quyết cuộc khủng hoảng cô đơn của đất nước: hững ngày vui chơi dành cho người cao tuổi.
Xu hướng di cư nội địa trong vài chục năm qua ở đất nước này đã khiến hàng triệu người về hưu trở thành những “người già trôi dạt”. Họ di chuyển từ những vùng quê ra thành phố để chăm sóc con cháu. Vì vậy, nhiều người phải vật lộn để thích nghi với cuộc sống ở thành phố mới, nơi họ thường không biết ai ngoài người thân của mình.
![]() |
Ông Zhong Zhixiang (giữa) chơi trò ném vòng tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi tích hợp Huayang, Thượng Hải, ngày 20/8/2021. |
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự cô lập với xã hội có liên quan đến một loạt yếu tố sức khoẻ tâm thần, bao gồm lo lắng và trầm cảm. Nó cũng có thể góp phần làm suy giảm nhận thức và tử vong sớm hơn.
Vì yếu tố này, xã hội Trung Quốc đang ngày càng quan tâm tới việc cung cấp đồ chơi và trò chơi cho người cao tuổi. Người ta hy vọng rằng chơi nhiều hơn sẽ giúp những người đã nghỉ hưu có tinh thần nhạy bén và có nhiều bạn bè hơn.
Đây là một khái niệm mới lạ ở Trung Quốc, nơi có áp lực văn hóa mạnh mẽ với người cao niên để tránh làm những điều bị coi là “trẻ con”. Nhưng xã hội đang trở nên cởi mở hơn.
Wang Fuqing, một thành viên ủy ban của Hiệp hội Lão khoa Trung Quốc cho biết, tổ chức này đang khuyến khích các cơ sở chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc thử nghiệm ngày vui chơi.
Anh từng tổ chức các buổi vui chơi cho người cao tuổi hàng tuần, mỗi buổi kéo dài 2 giờ với lượng người tham dự đông. Sau 3 tháng tham gia các buổi vui chơi, những người tổ chức cũng nhận thấy sự gia tăng rõ rệt về khả năng nhận thức và cảm xúc của người cao niên.
Trong khi đó, các trò chơi nhóm như chuyền bóng giúp mọi người cởi mở hơn. Khi ông Zhong Zhixiang, 98 tuổi, làm rơi quả bóng từ ống thoát nước của mình, hình phạt với ông là hát một bài hát. Ông đứng dậy và hát một giai điệu bằng tiếng Anh: “Hãy nhớ rằng, bạn đã yêu tôi khi chúng ta còn nhỏ”.
Tuy vậy, sự phản đối vẫn còn mạnh mẽ ở Trung Quốc. Nhiều người trong xã hội - bao gồm một số lớn người cao tuổi - tin rằng người cao tuổi nên gắn bó với các hoạt động “nghiêm túc”, chẳng hạn như nấu ăn, chăm sóc trẻ nhỏ và viết thư pháp.
Hiện chưa có một tổ chức hay công ty nào của Trung Quốc chuyên sản xuất đồ chơi cho người cao tuổi. Ngược lại, ở Nhật Bản - thị trường rất phát triển, gã khổng lồ đồ chơi Bandai đã bán 20% sản phẩm của mình cho người lớn tuổi vào đầu năm 2008.
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy thái độ của xã hội đối với người cao tuổi đang dần cải thiện. Vấn đề duy nhất là một số thành viên trong gia đình tin rằng chỉ cần mua một món đồ chơi và “đưa nó cho người già” là đủ. Đây là một sai lầm lớn. Điều mà người cao tuổi thực sự cần là sự đồng hành.
![]() |
Cửa hàng đồ chơi dành cho người già của Song Delong |
Năm ngoái, Song Delong đã bỏ công việc truyền thông để thành lập một trong những cửa hàng đồ chơi dành cho người cao tuổi đầu tiên ở Bắc Kinh.
Người đàn ông 42 tuổi này có ý tưởng thành lập cửa hàng sau khi làm giám đốc quảng cáo cho đài truyền hình quốc gia CCTV, nơi anh xử lý các giao dịch liên quan đến "Sunset Glow" - một loạt phim tài liệu về cuộc sống của những người cao tuổi ở Trung Quốc.
Anh mở công ty - một không gian rộng 180m2 ở quận Thông Châu, Bắc Kinh vào tháng 10/2020. Sau khi thua lỗ trong 5 tháng đầu tiên, cửa hàng đã có lãi. Hiện anh đã mở rộng số lượng các món đồ chơi từ khoảng 400 lên hơn 700. Phổ biến nhất là các trò chơi truyền thống của Trung Quốc như xếp hình ba chiều Baguenaudier, móng ngựa và ném bóng.
Song cũng cho ra mắt một chương trình thành viên, nơi người cao niên có thể trả 100 nhân dân tệ (hơn 350 nghìn đồng)/tháng để có thể tới cửa hàng tuỳ thích. Hơn 400 người đã đăng ký.
Song cho biết: “Họ đến đây và chơi với những món đồ chơi này hàng giờ. Một số đưa các cháu đến chơi cùng. Nhiều người cao tuổi có cuộc sống tương đối đơn điệu khi về hưu. Nhu cầu tinh thần của họ vẫn chưa được quan tâm đầy đủ”.
Tuy nhiên, anh tin rằng thói quen chi tiêu của người cao tuổi sẽ thay đổi khi thị trường đồ chơi đạt được đà tăng trưởng. Anh nhận thấy lượng khách tăng lên trong những tháng gần đây, với một số khách hàng thậm chí đi từ tỉnh khác tới Bắc Kinh để tham quan cửa hàng.
Jinma, một nhà sản xuất đồ chơi có trụ sở tại tỉnh Chiết Giang, là một trong những công ty đầu tiên trong ngành thử nghiệm các sản phẩm hướng đến người cao tuổi.
Jinma bắt đầu khám phá thị trường sau khi nhận được thư từ một người về hưu phàn nàn rằng ông không thể tìm thấy bất kỳ món đồ chơi nào giúp “trì hoãn bệnh Alzheimer”. Cho đến nay, kết quả đã rất hứa hẹn - đồ chơi dành cho người cao tuổi chiếm khoảng 10% doanh số bán đồ chơi bằng gỗ của Jinma.
![]() |
Người già chơi trò xếp gỗ. |
Về phía doanh nghiệp của Song, anh đã hợp tác với một số địa phương để tổ chức các cuộc thi dành cho người cao niên. Anh thậm chí còn chuẩn bị tổ chức một giải đấu online dành cho những người cao tuổi chơi trò “Honour of Kings”.
Nhưng ưu tiên hàng đầu của cửa hàng sẽ luôn là cung cấp một địa điểm vui chơi cho người cao niên địa phương.
Song nói: “Những người về hưu ở các thành phố lớn có điều kiện sống vật chất tốt, nhưng họ lại trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực. Đồ chơi được thiết kế để mang lại cho họ cuộc sống viên mãn hơn khi về hưu”.
Đăng Dương(Theo Sixth Tone)
Ngày càng nhiều người lớn tuổi tại Mỹ trở thành mục tiêu của các đối tượng lừa đảo trong bối cảnh đại dịch bùng phát với số tiền không nhỏ.
" alt=""/>Quá cô đơn, người già Trung Quốc quay về chơi trò trẻ conHai năm qua, dù nắng hay mưa, mỗi ngày hai buổi sáng, chiều, ông Đoàn Văn Nô (70 tuổi, ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) đều xách xô đựng đầy thức ăn đi về phía bến sông trước nhà để cho đàn cá tra cả nghìn con ăn. Đây là đàn cá sống hoàn toàn ngoài tự nhiên trên sông ở cù lao Tân Lộc.
Mỗi khi nghe tiếng ông Nô cầm thau inox gõ vào ghế, đàn cá bơi về, túm lại, nổi lên quẫy đuôi như “thú cưng” chờ cho ăn. Xúc từng thau thức ăn lớn, ông Nô hất xuống sông, đàn cá tra ùa lên, há to miệng tranh nhau đớp, bọt nước văng tung tóe.
Cuối năm 2021, trong lần đi tập thể dục buổi sáng, ông Nô nhìn xuống bến sông trước nhà thì thấy đàn cá nhỏ. Mỗi con chỉ bằng ngón tay.
Thấy thương, ông vào nhà lấy cơm rải cho chúng ăn. Sau đó, cá tụ về bến sông nhà ông ngày càng nhiều, chúng ngoi lên "xin ăn".
“Thấy đàn cá về ngày càng nhiều, tôi nảy sinh ý tưởng cưu mang chúng như để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Do được cho ăn mỗi ngày nên chúng kéo nhau về càng nhiều. Đến nay đàn cá ước tính lên đến nghìn con”, ông Nô nói và khẳng định không có ý định bắt đàn cá này mà chỉ để ngắm như ngắm thú cưng.
Để bảo vệ đàn cá, ông bỏ tiền ra mua cây cắm cọc, giăng dây, thả lục bình với khoảng 300m2 diện tích mặt nước, làm nơi trú ngụ cho đàn cá. Ông còn chi số tiền lớn để lắp hệ thống đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng vào đêm, đặt dưới bến sông. Đặc biệt, ông xây dựng thêm khu bơi lội ngay bến sông mà đàn cá sống để con cháu xuống vui đùa cùng chúng.
"Tôi giăng dây, kết lục bình lại ở phần trên mặt nước, còn phần đáy bỏ trống để đàn cá muốn bơi đi thì tùy ý”, ông Nô nói và cho biết, chừng nào đàn cá còn ở đây thì ông còn cho ăn và bảo vệ.
Mỗi ngày ông bỏ ra vài trăm nghìn đồng để mua thức ăn cho đàn cá ăn hai buổi. Tấm lòng của ông Nô với đàn cá, lan toả đến nhiều người, họ cho đàn cá trái cây chín, người cho rau...
“Rất nhiều người thương đàn cá. Nhiều người buôn bán trái cây, rau cải ở chợ mang trái cây chín hư, rau héo đến cho đàn cá ăn. Nếu không có sự chung tay của mọi người, gia đình tôi không thể nào nuôi nổi đàn cá này", ông nói.
Theo lời ông Nô, nhiều người làm nghề cào, thả lưới bắt cá trên sông đều có ý thức không làm tổn hại đàn cá này. "Có lẽ thấy gia đình tôi ra sức bảo vệ đàn cá nên họ thương, không ai vào phá”, ông Nô nói.
Hiện tại số lượng cá tra được ông Nô cưu mang đã lên đến hàng ngàn con. Mỗi con cá nặng trung bình từ 1-3kg. Ngoài cá tra, còn có nhiều loại cá như cá éc, mè vinh, dảnh, trê và những con cá chim nặng 7-8kg đến nương náu.
Đàn cá tra này rất dạn dĩ, ai đến cũng có thể chạm vào chúng, thậm chí cầm thức ăn trên tay và đút tận miệng cho chúng.
Ông Nguyễn Văn Tư (65 tuổi, ngụ phường Tân Lộc) cho biết, nghĩa cử bảo vệ nguồn lợi thủy sản của gia đình ông Nô rất tốt.
"Hiện nay, tình trạng đánh bắt tận diệt khiến số lượng các loài cá suy giảm đến mức báo động. Việc bảo vệ đàn cá sông, nuôi như thú cưng của ông Nô khiến bà con nơi đây có điểm đến tham quan, ngắm cá", ông Tư nói.
Đàn cá tự nhiên hàng nghìn con sống dưới bến sông được người đàn ông ở miền Tây cho ăn, chăm sóc như thú cưng.
" alt=""/>Người đàn ông miền Tây ‘dụ' nghìn con cá sông về nuôi như thú cưng